cá cược thể thao gwin,trò chơi nổi tiếng

cá cược thể thao gwin

cá cược thể thao gwin

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: //305ccd.com/ - Fanpage: 

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
//phanhieuhcm.305ccd.com/

 

Hiệu quả thiết thực từ Dự án Nông nghiệp - Dinh dưỡng do trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm thực hiện Hiệu quả thiết thực từ Dự án Nông nghiệp - Dinh dưỡng do trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm thực hiện

  

 

Đến với bà con miền núi

Thôn Ra Manh thuộc xã Sơn Long chủ yếu là người dân tộc sinh sống, dân cư thưa thớt, thôn cách đường tỉnh lộ 10 km, giao thông đi lại rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo rất cao. Đặc biệt, tại thôn tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em đang mức đáng báo động: gần 40% trẻ bị suy dinh dưỡng; hơn 93% bà mẹ có mức tiêu thụ năng lượng dưới 1800 Kcal/người /ngày. Trước tình trạng đáng báo động về chất lượng sống của bà con nơi đây, Cục kinh tế hợp tác thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; chi cục phát triển nông thôn tỉnh Quảng ngãi, phối hợp với Trường CĐ LTTP Đà Nẵng đã thực hiện khảo sát vào tháng 5 năm 2019 và lựa chọn Thôn Ra Manh-xã Sơn long - huyện Sơn tây tỉnh Quảng ngãi là nơi xây dựng mô hình điểm tại khu vực miền Trung.

Mô hình Nông nghiệp dinh dưỡng hướng đến đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ mang thai nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đồng thời góp  phần cải thiện đời sống kinh tế đối với bà con nơi đây

 

 

Triển khai dự án tại Thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn tây tỉnh Quảng Ngãi (Các thành viên thực hiện dự án: TS. Đặng Thị Mộng Quyên – Chủ nhiệm dự án (thứ 5 từ trái qua). ThS. Hoàng Thị Thu Giang (thứ ba từ trái qua), ThS. Lê Thị Hương Giang (thứ nhất – từ trái qua)  cùng lãnh đạo địa phương: ông Đỗ Thành Vượt (thứ 6 từ trái qua) – chủ tịch UBND xã Sơn Long )

Triển khai dự án

Dự án triển khai xây dựng mô hình Nuôi gà đẻ trứng và Nuôi vịt thịt tại Thôn Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn tây tỉnh Quảng Ngãi rất cần thiết và phù hợp với điều kiện địa phương trên cơ sở sử dụng được nguồn lao động nữ nhàn rỗi sau vụ mùa dài, kỹ thuật nuôi đơn giản, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, bên cạnh đó còn có thể tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có như ngô, sắn, lúa giảm chi phí thức ăn. Để triển khai dự án, cán bộ dự án Phối hợp cùng với thôn, xã chuẩn bị cơ sở vật chất, nguyên vật liệu để tập huấn chuồng trại và kỹ thuật nuôi. Chuồng trại luôn khuyến khích bà con dùng những vật liệu tự nhiên bản địa, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của gia đình để tiết kiệm chi phí và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường



 

Các thành viên thực hiện dự án: TS. Đặng Thị Mộng Quyên – phó Hiệu trưởng nhà trường – Chủ nhiệm dự án (thứ 5 từ trái qua _ ảnh trên). ThS. Lê Thị Hương Giang (thứ hai – từ trái qua _ảnh dưới), ThS. Hoàng Thị Thu Giang (thứ ba từ trái qua_ảnh dướiđang kiểm tra hệ thống chuồng trại khi triển khai dự án

 

Sau khi hoàn thiện việc chuẩn bị chuồng trại, trồng rau đối ứng và các công tác chuẩn bị khác, hộ dân tham gia dự án sẽ được cấp toàn bộ con giống gà và giống vịt, bên cạnh đó, cán bộ dự án sẽ dặn dò thật kỹ bà con trước và trong khi giao gà. Ngay sau khi giao gà vịt, cán bộ dự án còn xuống các hộ kiểm tra tình hình cho gà vịt vào chuồng, hướng dẫn bà con lại cách cho ăn, uống thuốc phòng bệnh.

 

 

Anh Đỗ Cao Anh - chuyên gia đến từ Huế đang chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con

 

Quá trình chăn nuôi, cán bộ dự án luôn phối hợp với chính quyền thôn, xã, thường xuyên kiểm tra, tổ chức tiêm vắcxin, hướng dẫn kỹ thuật để phòng trừ bệnh cho gà, vịt. Sau 1 tháng triển khai dự án, mặc dù gặp thời tiết không thuận lợi (bão, lũ lụt) nhưng đa số gà, vịt của các hộ đã sinh trưởng, phát triển tốt, mô hình nông nghiệp dinh dưỡng tại Thôn Ra Manh-xã Sơn Long-huyện Sơn Tây bước đầu cho thấy tạo hứng khởi cho bà con trong vùng; cải thiện phần nào cuộc sống cho người dân. 

 

 

Hiệu quả dự án mang lại
 

Chị Đinh Thị Đeo (trú thôn Ra Manh) cho biết, trước đây gia đình chị cũng có nuôi gà nhưng chỉ nuôi một vài con. Lúc nào không có gì ăn thì bắt làm thịt. Trứng thì gà đẻ được chừng nào lấy chừng đó. Khi trong nhà còn thức ăn thì để lại cho ấp.

“Tham gia dự án này, tôi được cấp gà, cấp vịt và hướng dẫn cách nuôi chứ không còn thả tự do được con nào mừng con đó như trước nữa. Gà nuôi theo cách của chương trình cũng lớn nhanh lắm. Mới nuôi gần 3 tháng mà mỗi con đã hơn 1kg rồi. Nhìn đàn gà, vịt như thế người dân chúng tôi vui lắm. Sắp tới gà đẻ có trứng ăn, rồi còn có gà để làm thịt cải thiện bữa cơm gia đình”, chị Đeo chia sẻ (1).
 




 

Người dân chăm sóc đàn gà, vịt nhận được từ dự án
 

Cũng giống như chị Đeo, gia đình anh Đinh Văn Bốt được nhận hỗ trợ gà và vịt từ dự án; hiện nay, đàn gà, vịt của anh Bốt đang phát triển rất tốt. Nếu như trước đây, anh Bốt nuôi gà với số lượng ít và mỗi khi chuyển mùa thường bị thiệt hại do dịch bệnh thì bây giờ gia đình anh được hướng dẫn thêm kỹ thuật phòng trị bệnh. Tỷ lệ hao hụt giảm đi đáng kể.

 “Dự án này giúp bà con biết thêm nhiều thứ lắm. Ngoài cách nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm làm tăng hiệu quả sản xuất thì chúng tôi còn biết thêm cách sử dụng các sản phẩm mình làm ra như thế nào cho hợp lý. Qua dự án, chúng tôi còn được hướng dẫn cách ăn uống đảm bảo dinh dưỡng rồi bảo quản, dự trữ thức ăn đề phòng những khi thiếu thốn nữa”, anh Bốt nói (2).

 

 

Ông An Văn Khanh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (thứ 2 từ trái qua) cùng TS. Đặng Thị Mộng Quyên (thứ 3 từ trái qua) – chủ nhiệm dự án -  khảo sát thực tế việc triển khai dự án
 

Ông Đỗ Thành Vượt – chủ tịch UBND xã Sơn Long đánh giá: “ Xã Sơn Long là xã miền núi có tỉ lệ hộ nghèo rất cao, đặc biệt tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em chiếm gần 40%. Xuất phát từ thực tế đó, cấp ủy và chính quyền địa phương rất quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng. Có được dự án này hỗ trợ, đối với địa phương là một nguồn lực góp phần giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng tại địa phương cũng như nâng cao nguồn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai”

“Dự án đã mang lại nhiều khởi sắc cho bà con nơi đây, đây thực sự là niềm hạnh phúc của những người thầy, người cô khi Dự án Nông nghiệp - Dinh dưỡng cho bà con vùng cao hoàn thành. Trong 4 tháng, trải qua 3 cơn bão, bà con vẫn kiên trì chăm sóc gà vịt thật tốt theo sự hướng dẫn, tiếng gà vịt ríu rít khắp thôn bản thay cho sự im lìm trước đây. Vậy là Tết này, bà con yên tâm có nguồn thực phẩm tươi ngon và lại có thêm thu nhập” . TS. Đặng Thị Mộng Quyên – Phó hiệu trưởng nhà trường - chủ nhiệm dự án chia sẻ
 

 

TS. Đặng Thị Mộng Quyên – Phó hiệu trưởng nhà trường – chủ nhiệm dự án bên sản phẩm của dự án
 

Một mùa xuân mới đang về trên mảnh đất Ra Manh, thuộc xã Sơn Long, huyên Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Một mùa xuân với nguồn thực phẩm dồi dào hơn, kinh tế cải thiện hơn và tiếng cười trẻ thơ rộn ràng hơn khi Dự án Nông nghiệp - Dinh dưỡng do Cục kinh tế hợp tác thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm thực hiện đã thực sự mang lại hiệu quả.
 

 

Niềm hạnh phúc của người dân khi được tham gia vào dự án

 

 

Bài viết: Nguyễn Thị Mai – Nguyễn Thị Hương Giang

(1)và (2): dẫn nguồn từ bài viết 

 

Cùng chuyên mục

cá cược thể thao gwin

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ