cá cược thể thao gwin,trò chơi nổi tiếng

cá cược thể thao gwin

cá cược thể thao gwin

Trụ sở văn phòng chính:  101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
  0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: //305ccd.com/ - Fanpage: 

Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh:  296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
  028.38776919 -  Website: 
//phanhieuhcm.305ccd.com/

 

HỘI THẢO “ĐỒNG HÀNH CÙNG HỌC SINH TRUNG CẤP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM” HỘI THẢO “ĐỒNG HÀNH CÙNG HỌC SINH TRUNG CẤP TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TẠI KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM”

Trong những năm vừa qua, việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) theo chủ trương của nhà nước rất có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Tuy nhiên học sinh tốt nghiệp THCS chuyển sang học nghề gặp không ít khó khăn trong việc quản lý, tổ chức đào tạo của nhà trường.  

Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, ngày 28/4/2020 Khoa Công nghệ Thực phẩm đã tổ chức hội thảo: “Đồng hành cùng học sinh Trung cấp trong quá trình học tập tại Khoa Công nghệ thực phẩm” bằng hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của TS. Châu Thành Hiền - Trưởng khoa CNTP. Mục đích của hội thảo nhằm chia sẻ những khó khăn của thầy cô trong quá trình tham gia quản lý, giảng dạy đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm của các thầy cô về phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học cũng như công tác GVCN cho đối tượng học sinh trung cấp tốt nghiệp trung học cơ sở.
 


TS. Châu Thành Hiền, Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm chủ trì hội thảo


Tại buổi hội thảo có sự hiện diện của đông đảo quý thầy cô, TS. Đặng Thị Mộng Quyên- Phó Hiệu nhà trưởng; Ths. Bùi Thái Hằng-Trưởng khoa Công nghệ sinh học; Ths. Lê Thị Nguyên Tâm- Trưởng khoa Kinh tế; Ths. Đào Thị Minh Tâm- Trưởng Khoa Tài chính kế toán; Ths Phạm Văn Hùng- Trưởng khoa Khoa học cơ bản; Ths. Phạm Thị Phương- Q.Trưởng phòng công tác HSSV; Ths. Lê Thị Thanh Nga- Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, cùng toàn thể giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm.

Phát biểu tại hội thảo, TS. Đặng Thị Mộng Quyên- Phó Hiệu nhà trưởng nhấn mạnh, công tác quản lý lớp học, công tác GVCN và phương pháp giảng dạy cho đối tượng học sinh trung cấp hiện nay của nhà trường nói chung và Khoa Công nghệ thưc phẩm nói riêng hết sức cần thiết, cần tiến hành một cách đồng bộ giữa nhà trường- phụ huynh và học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác đào tạo nghề của nhà trường hiện nay và trong tương lai.

Với những kinh nghiệm trong hoạt động giảng dạy thực tiễn nhiều năm qua, Ths. Trần Thị Thanh Mẫn- Phó khoa Công nghệ thực phẩm đã phân tích những khó khăn và thuận lợi trong quá trình dạy học, đồng thơi chia sẻ giải pháp một số phương pháp dạy học cho đối tượng học sinh trung cấp tốt nghiệp trung học cơ sở nhằm thúc đẩy việc dạy và học để có hiệu quả. Các em còn trong độ tuổi mới lớn, hành vi còn nhiều bồng bột nên giáo viên và nhà trường cần kết hợp giữa các biện pháp “cứng rắn” và “mềm mỏng”, “dạy” kết hợp với “dỗ” dùng cái tâm của nghề nhà giáo để vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu này. Đây cũng là những chia sẻ của Ths. Ngô Thị Song- Giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm về quản lý lớp học cho đối tượng học sinh trung cấp tốt nghiệp trung học sơ sở. Điều này cũng là những mong muốn của nhà trường nhằm tìm ra những giải pháp hợp lý trong công tác quản lý các em trong những giờ học, giờ sinh hoạt sao cho hiệu quả nhất.
 

Toàn cảnh hội thảo tại Khoa công nghệ thực phẩm


Ths. Nguyễn Thị Hạnh- Phó Giám đốc TT NC&CGCN nhấn mạnh: “Để công tác quản lý học hệ Trung cấp đạt kết quả cao thì sự đồng bộ hệ thống quản lý từ nhà trường, khoa, GVBM đến CVHT là rất cần thiết”. Đây cũng là một trong các yêu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay tại trường Cao đẳng Lương Thực Thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Ths. Nguyễn Thị Hoài Tâm- Trưởng bộ môn khoa CNTP đã báo cáo tham luận về công tác cố vấn họac tập cho đối tượng học sinh trung cấp tốt nghiệp trung học sơ sở. Theo Ths. Nguyễn Thị Hoài Tâm, GVCN sẽ là người thay mặt Hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục sinh viên, là người gần gũi, người hướng dẫn chỉ đạo, khuyên nhủ... GVCN chính là cầu nối giữa các em học sinh, gia đình và nhà trường. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác GVCN ngoài sự nhiệt tình của giáo viên thì rất cần đến sự hỗ trợ, phối hợp từ phía nhà trường, phụ huynh và học sinh. 

Để đồng hành cùng học sinh trung cấp trong quá trình học tập tại khoa Công nghê thực phẩm, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo nghề tại trường, Ths. Trương Hồng Linh- Phó khoa CNTP và Ths. Phạm Thị Phương- Q.Trưởng phòng công tác HSSV chia sẻ thêm: “Giáo viên và nhà trường cần tìm hiểu hoàn cảnh của từng sinh viên, tìm hiểu tính cách của sinh viên đặc biệt chú ý tới những sinh viên cá biệt, tìm hiểu những đặc điểm về tâm lý của sinh viên. Từ đó chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện như: tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, pháp luật, hướng nghiệp; tạo động cơ học tập; lòng yêu nghề cho học sinh và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT....”.

Hội thảo cũng là dịp để các khách mời cùng toàn thể giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm chia sẻ, thảo luận các phương pháp dạy học, quản lý lớp. Rút ra và nhân rộng những kinh nghiệm từ khó khăn thách thức để có thể đào tạo một cách hiệu quả. Đây cũng chính là quan điểm, định hướng của lãnh đạo, BGH nhà trường nhằm thức đẩy hoạt động đào tạo mang lại hiệu quả, góp phần vào những thành tựu của đào tạo nghề của trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm trong thời gian tới.

Bài viết: Khoa Công nghệ thực phẩm

 

Cùng chuyên mục

cá cược thể thao gwin

 

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Liên hệ