cá cược thể thao gwin
Trụ sở văn phòng chính: 101B Lê Hữu Trác - Sơn Trà - Tp Đà Nẵng.
0236.3831841 - Fax: 02363.844728 - Website: //305ccd.com/ - Fanpage:
Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh: 296 Lưu Hữu Phước - Phường 15 - Quận 8 - TP Hồ Chí Minh.
028.38776919 - Website: //phanhieuhcm.305ccd.com/
TS. Nguyễn Thị Ngọc Hương
Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, Hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch ”, ngày 11 tháng 3 năm 2021 tại Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Bộ Trẻ em và Giáo dục Đan Mạch phối hợp tổ chức hội thảo “Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương” nhằm đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; con đường để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Tham dự hôi thảo có Ông Henrik Hjorth, Tham tán Giáo dục - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam; Bà Nguyễn Hải Hà - Cán bộ dự án, Đại sứ quán Đan Mạch; Ông Torben Schuster - Tư vấn trưởng Dự án; Ông Karsten F. Hougaard - Trưởng phòng Học viện Công nghệ Đan Mạch; Bà Helle – Chủ tịch hội đồng thương mại về Thực phẩm tại Đan Mạch; Bà Phạm Thị Minh Hiền, Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Đại diện các doanh nghiệp đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi gồm: Bà Nguyễn Thị Dung-Nhà máy bánh kẹo Biscafun Quảng Ngãi, Bà Dương Thị Tuyết Hằng- Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, Ông Nguyễn Hữu Tính -Công ty TNHH MTV Đồ hộp Hạ Long chi nhánh Đà Nẵng, Ông Nguyễn Văn Hát- Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh, Ông Trần Quý Hương- Nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam, Bà Nguyễn Thị Thanh Mai- Sở Lao động thương binh và xã hội TP Đà Nẵng. Về phía nhà trường có TS. Đỗ Chí Thịnh - Hiệu trưởng nhà trường cùng các giảng viên, các thành viên Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương tại trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm.
Ông Karsten F. Hougaard - Trưởng phòng Học viện Công nghệ Đan Mạch (hình bên trái) - Bà Helle – Chủ tịch hội đồng thương mại về Thực phẩm tại Đan Mạch (hình bên phải)
Phát biểu tại Hội thảo, Bà Phạm Thị Minh Hiền đánh giá cao sự giúp đỡ của các chuyên gia, cũng như chính phủ Đan Mạch trong hoạt động nâng cao chất lượng lao động, giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới phát triển kỹ năng cho Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương, đây là một bước ngoặc giúp gắn kết doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Tại hội thảo, Ông Karsten F. Hougaard tóm tắt những nội dung đã học tại khóa đào tạo tháng 1/2020 và trao đổi trực tiếp với Bà Helle – Chủ tịch hội đồng thương mại về Thực phẩm tại Đan Mạch, chia sẻ những khó khăn trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, tập trung về vấn đề thực tập và đào tạo thông qua việc làm. Bà Helle đã đưa ra một số nội dung khuyến nghị về mô hình của Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương ngành Công nghệ thực phẩm mà bà cùng các cộng sự đã thực hiện trong nhiều năm qua. Đồng thời cùng trao đổi, thảo luận những nội dung cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam để triển khai thành công mô hình này trong thời gian tới. Bà nhận định, về căn bản, Hội đồng Kỹ năng nghề cần đảm nhiệm những vai trò chính như: Cung cấp thông tin về nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác dự báo kỹ năng tương lai với việc tham gia chặt chẽ của doanh nghiệp và giới sử dụng lao động; phát triển các tiêu chuẩn nghề quốc gia tương thích với khu vực và thế giới. Bên cạnh vấn đề cơ cấu tổ chức của Hội đồng Kỹ năng nghề, các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò đặc biệt của doanh nghiệp trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Kỹ năng nghề, làm thế nào để các bên liên quan, người dân và xã hội hiểu được vai trò của Hội đồng này.
Đại diện Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm, TS. Đỗ Chí Thịnh - Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ Dự án; cảm ơn Tổng cục dạy nghề đã tin tưởng lựạ chọn nhà trường tham gia Dự án; đặc biệt cảm ơn các doanh nghiệp đã có những thay đổi nhận thức về việc phối hợp cùng nhà trường trong đào tạo nghề, tham gia vào Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương. Hiệu trưởng TS. Đỗ Chí Thịnh hy vọng trong thời gian tới, các chuyên gia đến từ Đan Mạch vẫn sẽ tiếp tục có sự tư vấn, giúp đỡ để thống nhất những nội dung cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam trong triển khai dự án này tại trường. TS. Đỗ Chí Thịnh nhấn mạnh, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp là giải pháp trọng tâm nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN trong giai đoạn tới nên kinh nghiệm đúc rút của Hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để nhà trường đề xuất chính sách và giải pháp đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp. Dự án tại trường CĐ LT-TP cũng đã bắt đầu có những thành công nhất định, ông hi vọng trong thời gian sắp đến, Hội đồng Kỹ năng nghề địa phương tại trường và các chuyên gia tại Đan Mạch tiếp hỗ trợ nhà trường trong công tác gửi học sinh viên đến thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Henrik Hjorth - Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam (hình bên trái) - Ông Torben Schuster - Tư vấn trưởng Dự án (hình bên phải)
Phát biểu tại Hội thảo, ông Henrik Hjorth - Tham tán Giáo dục, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng dự án sẽ triển khai hiệu quả với sự cam kết của các bên liên quan, đặc biệt là từ các trường cao đẳng tham gia dự án và sự tham gia của các doanh nghiệp trong hội đồng kỹ năng nghề địa phương.
Các chuyên gia và khách mời tham dự Hội thảo cùng chụp hình lưu niệm
Các thành viên HĐKNN đã có một buổi làm việc hết sức nghiêm túc và tích cực. Các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà doanh nghiệp đã giúp cho Hội đồng Kỹ năng nghề áp dụng các kinh nghiêm đã chia sẻ, làm cơ sở để xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo
PHÒNG TUYỂN SINH
Điện thoại: 02363.831228
Email: [email protected]